Chế độ nhà nước Schleswig-Holstein

Hiến pháp

Theo Chương 1 của Hiến pháp bang ngày 12 tháng 1 năm 1950 thì Schleswig-Holstein là một thành viên nhà nước của Cộng hoà Liên bang Đức. Do có Vụ bê bối Barschel năm 1987 nên Uỷ ban Kiểm tra đã kiến nghị nhiều sự thay đổi cấu trúc của hiến pháp. Một ban khảo sát được thành lập đã đưa ra nhiều đề nghị về cải cách hiến pháp, quốc hội và trình bản báo cáo kết luận vào năm 1989. Tiếp theo đó thì hiến pháp đã được sửa đổi và đổi tên từ Điều lệ bang thành Hiến pháp bang. Hiến pháp được quốc hội bang ban hành vào ngày 30 tháng 5 năm 1990. Kể từ đó, hiến pháp cũng đã có quy định những nội dung định hướng nhà nước, ví dụ như bảo vệ các dân tộc thiểu số Fri-dơ và Đan Mạch tại bang (Chương 5), tập trung xây dựng sự bình đẳng giữa nam và nữ (Chương 6), bảo vệ các nền tảng đời sống tự nhiên (Chương 7) hay là bảo vệ và khuyến khích phát triển văn hoá trong đó có ngôn ngữ Hạ Đức (Chương 9). So sánh với các hiến pháp của các bang khác của Đức thì bản hiến pháp này có những yếu tố có tầm thế giới của nền dân chủ trực tiếp. Cũng như ở các bang khác của Đức thì quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân, có nghía là nhân dân thể hiện nguyện vọng qua bầu cử và biểu quyết ở bang, các xã và liên xã.Hiến pháp được xác định trước theo quy định pháp luật của liên bang là sẽ không còn giá trị vào thời điểm một khu vực của liên bang được sáp nhập mới vào bang.

Quốc hội bang

Nhà Quốc hội bang với hội trường

Quốc hội bang Scheswig-Holstein là cơ quan tối cao thiết lập nguyện vọng chính trị được nhân dân bầu và thực thi quyền lập pháp. Quốc hội bang bầu ra thủ hiến bang. Quốc hội bang theo nguyên tắc bao gồm 69 đại biểu (không tính đại biểu trội), các đại biểu được bầu bằng phương pháp kết hợp giữa bầu trực tiếp cá nhân và bầu tỉ lệ tham gia theo đảng phái.

Chính phủ bang

Bộ Tư pháp Schleswig-Holstein ở Kiel

Chính phủ bang là cơ quan lãnh đạo, quyết định và thực thi tối cao trong phạm vi chính quyền. Chính phủ bang gồm thủ hiến bang và các bộ trưởng.

Thủ hiến bang được quốc hội bang bầu không có sự thảo luận. Thủ hiến bang bổ nhiệm hay miễn nhiệm các bộ trưởng của bang và chọn trong số này 1 người phó của mình. Thủ hiến bang trúng cử khi nhận được đa số phiếu bầu của quốc hội bang (đa số tuyệt đối). Nếu như ở vòng bầu cử đầu tiên không có ai có được số phiếu đa số này thì quốc hội bang tiến hành bầu lại, nếu bầu lại lần 1 chưa có kết quả thì ở lần bầu lại tiếp theo ai có số phiếu bầu cao nhất sẽ trúng cử.

Hệ thống tư pháp

Quyền tư pháp được giao cho các thẩm phán, quyền này được thay mặt nhân dân để thực thi. Các thẩm phán thực hiện nhiệm vụ độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Là một bang nhỏ nên Schleswig-Holstein chỉ có 1 toà án cấp cao duy nhất của bang có trụ sở ở Schleswig. Năm 1991 thì Toà án Hành chính Cấp cao được thành lập ở Schleswig. Cho tới thời điểm trên thì Toà án Hành chính Cấp cao Lüneburg là toà án hành chính cấp cao chung cho cả hai bang Niedersachsen và Schleswig-Holstein trên cơ sở 1 hiệp định nhà nước giữa 2 bang chiếu theo Chương 3, Điều 2, Luật Toà án Hành chính Liên bang VwGO.

Schleswig-Holstein là bang cuối cùng có toà án hiến pháp bang riêng từ ngày 1 tháng 5 năm 2008. Trước đó thì việc giải quyết những tranh chấp thuộc về hiến pháp trong bang được chuyển giao cho Toà án Hiến pháp Liên bang, căn cứ vào Chương 44 của Hiến pháp bang và Chương 99 của Hiến pháp Liên bang.

Nền dân chủ trực tiếp

Đề xuất của dân

Tất cả các công dân đều có quyền đề xuất ý kiến với quốc hội bang trong khuôn khổ thẩm quyền quyết định của quốc hội bằng những phương thức nhất định của thiết chế nguyện vọng chính trị. Một dự thảo luật có thể có những nội dung xuất phát từ đề xuất của dân. Nội dung dự thảo không được mâu thuẫn với những quy định cơ bản của nhà nước pháp quyền dân chủ xã hội. Các đề xuất phải có chữ ký của ít nhất 20.000 cử tri. Đại diện của họ có quyền được lắng nghe và ghi nhận. Không được phép có những đề xuất về ngân sách bang, các khoản trợ cấp xã hội và hưu trí cũng như các khoản thu nộp công ích.

Nguyện vọng của dân

Nếu quốc hội bang không nhất trí với dự thảo luật hay một văn kiện nào đó trong một thời hạn là 4 tháng thì những người đại diện cho đề xuất của dân có thể đề nghị tiến hành thăm dò nguyện vọng của dân. Quốc hội bang quyết định là có được tiến hành thăm nguyện vọng của dân theo đề nghị hay không. Một cuộc thăm dò nguyện vọng của dân có giá trị khi trong thời hạn nửa năm có ít nhất 5% cử tri nhất trí với nội dung thăm dò nguyện vọng.

Trưng cầu dân ý

Khi một cuộc thăm dò nguyện vọng của dân đã có giá trị thì trong vòng 9 tháng phải tiến hành thực hiện trưng cầu dân ý về dự thảo luật hay là một văn kiện. Quốc hội bang có thể đưa ra thêm một dự thảo luật riêng hay là mội văn kiện khác để lấy ý kiến đồng thời. Không tiến hành trưng cầu dân ý khi luật đã được quốc hội bang thông qua, do vậy trưng cầu dân ý là thừa và nếu Toà án Hiến pháp Liên bang trên cơ sở kiến nghị của quốc hội bang và chính phủ bang xác định cuộc thăm dò dân ý là vi phạm hiến pháp.

Dự thảo luật hay là một văn kiện nào khác được cuộc trưng cầu dân ý thông qua khi đa số những người tham gia ý kiến đồng ý, tuy nhiên tối thiểu phải một phần tư số lượng cử tri. Một sự thay đổi hiến pháp qua trưng cầu dân ý cần có sự nhất trí của 2/3 số người tham gia ý kiến, tuy nhiên đó phải là 1 nửa số cử tri. Quá trình lấy ý kiến chỉ tính những ý kiến Nhất trí (Có) hay Không nhất trí (Không) là có giá trị.

Ban hành luật

Các dự thảo luật được chính phủ bang, một số hay nhiều đại biểu quốc hội đề xuất họăc là xuất phát từ đề xuất của dân. Các luật được quốc hội bang hay cuộc trưng cầu dân ý thông qua. Những luật thay đổi hiến pháp cần có sự nhất trí của 2 phần 3 đại biểu quốc hội bang cũng như sự nhất trí của dân. Ngoài ra, từng câu chữ của đoạn văn bản hiến pháp được sửa đổi phải được thể hiện một cách rõ ràng và khúc chiết.